Căn cứ theo mục tiêu & nội quy của Nhóm
Căn cứ Quy định cho các thành viên tham gia Nhóm. 

Điều 1. Khi đăng ký tham gia bất kì hoạt động trực tiếp nào của Nhóm, đồng nghĩa với việc các thành viên:

– Đã tìm hiểu kĩ và sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của hoạt động.
– Hoàn toàn đồng ý với các Quy định của Nhóm.
– Nếu có sai phạm, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, đồng thời chịu chế tài theo Quy định của Nhóm.

Điều 2. Thành viên bắt buộc tuân thủ quyết định của Trưởng đoàn về:

– Cung đường, kế hoạch di chuyển. Kế hoạch tổ chức. Phân chia trang thiết bị. Phân công nhân sự, phân công công việc.
– Thời gian biểu của chương trình, giờ giấc sinh hoạt, nội dung ăn, ngủ & nghỉ.
– Các cách thức để đảm bảo an ninh cho thành viên: cách giữ liên lạc; cách bảo vệ, giữ sức khỏe; cách sử dụng trang bị, bao gồm trang bị cá nhân.
– Những quy định khác thuộc văn bản này và những gì Đoàn đi trực tiếp đã thống nhất trước khi tổ chức chương trình.

Điều 3. Chi phí đoàn đi trực tiếp thực hiện chương trình:

Với mục đích chỉ là “Cầu Nối Yêu Thương” cho các tổ chức cá nhân có lòng hảo tâm đến trực tiếp các em nhỏ ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tổ quốc nên nên toàn bộ chi phí (ăn, ngủ, thuê phương tiện đi lại, xăng xe, cầu đường…) của đoàn đi thực hiện trực tiếp chương trình sẽ do mỗi thành viên đó tự đóng góp theo thông báo của Đoàn đi trực tiếp từng chương trình mà ko được phép lấy từ Nguồn ủng hộ của các nhà hảo tâm ủng hộ cho các cháu. Luôn với phương châm công khai mình bạch, tiết kiệm chi phí, đủ dinh dưỡng, đầy đủ điều kiện ngủ & nghỉ (nếu điều kiện thực tế tại địa điểm tổ chức chương trình có thể).

Hiện tại vì Nhóm chưa có hoạt động gây quỹ nên mỗi chương trình Nhóm sẽ cố gắng có ít nhất 02 trường hợp đặc biệt chỉ yêu cầu mức đóng góp = 50% thành viên khác cho các đối tượng như Sinh viên, các bạn đang thất nghiệp nhưng năng nổ nhiệt huyết với hoạt động của Nhóm để phát triển thêm nhân sự. Số tiền thiếu sẽ được lấy từ phần Quỹ đi đường còn dư từ các chương trình trước đó.

Mọi chi phí của đoàn đi trực tiếp sẽ được đội hậu cận tổng kết và thông báo đến các thành viên ngay trên chuyến đi ở lần nghỉ cuối cùng khi về địa điểm tập trung.
Cách tính chi phí:
– Tổng tiền đã chi của một chuyến đi được tính bao gồm: tiền mua/thuê trang thiết bị chung cho cả đoàn (1); tiền ăn, nghỉ (2); tiền di chuyển như thuê xe, xăng xe (3); tiền dịch vụ khác như cầu, đường, gửi xe (4); tiền đoàn khắc phục hậu quả hoặc chi phí chung phát sinh theo quy định (5).
– Tổng tiền thu được: là toàn bộ số tiền đã thu từ các thành viên tham gia chuyến đi và tiền phạt của những cá nhân vi phạm quy định nội quy Nhóm.
– Lấy tổng tiền thu được trừ đi tổng tiền đã chi. Nếu thừa thì chia đầu người để trả lại hoặc để các thành viên đoàn đi tự quyết phần thừa đó. Nếu thiếu thì chia đầu người cho những thành viên còn trong đoàn để bù cho đủ.
Tiền tạm ứng, thanh toán khi mua đồ thực hiện chương trình & đồ dùng riêng cho đoàn đi trực tiếp.
Là số tiền để chuẩn bị hậu cần, chuẩn bị vật tư cho chương trình, thường sẽ được chuyển trực tiếp từ Ban tài chính đến Tổ trưởng hoặc thành viên được giao phụ trách công việc. Tiền tạm ứng tại mỗi chương trình sẽ khác nhau, có thể là 100% nếu đầy đủ thông tin, chi tiết hóa đơn và hợp lý.

Điều 4. Phạt, Hành vi bị nghiêm cấm, Các chế tài.

1. Bỏ đoàn vì nản chí sau khi gặp những điều kiện bên ngoài không thuận lợi. Bỏ đoàn vì tự bản thân thấy bất đồng, trong khi chương trình vẫn diễn ra đúng theo nội dung đã thống nhất ban đầu.
2. Có hành vi gây hại đến an ninh của cả đoàn: xô xát với người khác, không tuân thủ các quy tắc đảm bảo an ninh. Trường hợp này có thể bị loại khỏi đoàn ngay lập tức.
3. Làm việc tắc trách hoặc chống đối sự phân công công việc gây thiệt hại về thời gian, kinh tế, mục tiêu, ý nghĩa chương trình… Trường hợp này có thể bị loại khỏi đoàn ngay lập tức.
4. Phạt “tiền muộn” nếu đến muộn quá 20 phút so với giờ tập trung. Số tiền phạt = Tổng số người đoàn đi x 20,000.
Phạt theo xe nếu đoàn đi bằng xe máy, xế và ôm tự chia nhau tùy xem ai gây ra lỗi đến muộn. Trừ các trường hợp sau không bị phạt:
– Đến trước trưởng đoàn, khi trưởng đoàn cũng đến muộn.
– Có lý do khách quan trong công tác chuẩn bị cho đoàn và lỗi đến từ phía người cung cấp, hoặc do được phân công làm nhiệm vụ của đoàn trước khi tập kết.
– Có lý do đặc biệt khác và được cả đoàn chấp thuận.
Lưu ý: tắc đường, hỏng xe, xe hết xăng abc… không phải lý do đặc biệt.
5. Phạt khi sử dụng ngôn từ sai quy định:
được hiểu là:
– Dùng ngôn từ thô tục ảnh hưởng đến hình ảnh của Nhóm.
– Vi phạm quyền được tôn trọng của cá nhân, tập thể: Xúc phạm, phân biệt đối xử, đem làm trò cười.
– Biến tấu từ ngữ với mục đích xấu: Dùng tiếng nước ngoài, tiếng địa phương, từ đồng âm khác nghĩa, từ tượng hình, tượng thanh, tiếng lóng, nói lái hoặc thủ thuật khác để thể hiện nghĩa.
– dùng ngôn từ sai qui định, dùng ngôn từ nhạy cảm, đụng chạm đến đức tin, mối quan hệ, nhân thân, tên gọi, xưng hô về vai vế, kĩ năng, nghề nghiệp, sở thích, lòng tự trọng của thành viên khác.v.v..
6. Hành vi bị nghiêm cấm trong Nhóm:
– Làm trái với tôn chỉ & mục đích của Nhóm
– Đưa thông tin thiếu khách quan, chưa được xác minh, võ đoán, vu khống đến Công tác tổ chức và các hoạt động của Nhóm.
– Quyền, lợi ích hợp pháp và thông tin của thành viên trong Nhóm.
– Lịch sử, tôn giáo, văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
– Truyền bá tệ nạn xã hội.
– Hành vi kích động, lôi kéo: đưa thông tin bất hợp pháp nhằm mục đích hoặc khiến thành viên khác hiểu sai về sự việc dẫn đến có hành vi xâm hại đến Nhóm hoặc đến chính thành viên bị kích động, lôi kéo.
– Chống đối: là hành vi đã nghe rõ, đã tiếp nhận nhưng không thực hiện đúng và đầy đủ chỉ thị từ Tổ trưởng, Trưởng & phó đoàn. Được cấp trên phân công nhiệm vụ trong khả năng có thể thực hiện được nhưng không làm.
7. Hệ thống chế tài:
Các chế tài được áp dụng bao gồm:
1. Nhắc nhở: Áp dụng đối với hành vi vi phạm nhưng chưa đủ cấu thành tội cụ thể. Nếu vẫn tiếp tục vi phạm thì có thể áp dụng chế tài nặng hơn theo quy định của nội quy này.
2. Cảnh cáo: Áp dụng với trường hợp phạm lỗi lần đầu, mức độ vi phạm chưa nghiêm trọng. Nếu tiếp tục vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức chế tài nặng hơn. Hình phạt sẽ là tổng hợp hình phạt của lần bị cảnh cáo và lần vi phạm tiếp theo.
3. Đình chỉ có thời hạn: Áp dụng cho trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Người bị đình chỉ không được phép tham gia các hoạt động có sự tương tác với thành viên khác của Nhóm và không được hưởng những ưu đãi dành cho thành viên chính thức trong thời gian bị đình chỉ. Thành viên thuộc Nhóm lãnh đạo nếu bị đình chỉ, đồng thời bị cách chức.
4. Khai trừ khỏi nhóm: Người bị khai trừ sẽ bị tước bỏ quyền thành viên, không được chấp thuận quay lại hoạt động trong Nhóm.
5. Tình tiết tăng nặng
a) Gây ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động, chương trình đang được tổ chức.
b) Gây ảnh hưởng đến nhiều người.
c) Xúc phạm người thân của thành viên khác.
d) Có hành vi xâm hại đền quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng cần được giúp đỡ, bảo trợ.
e) Kích động, tổ chức, lôi kéo người khác phạm tội.
f) Xúc phạm, coi thường, tuyên truyền sai về hoạt động của Nhóm và Ban quản trị.
g) Phạm lỗi từ 03 lần trở lên.
h) Cùng lúc phạm từ 02 lỗi trở lên.
6. Tình tiết giảm nhẹ
a) Phạm lỗi lần đầu, hậu quả không lớn
b) Phạm lỗi trong tình trạng bị kích động, bị khiêu khích; đã hoặc đang bị đối tượng khác thực hiện hành vi sai trái theo qui định.
c) Người vi phạm tự thú nhận hành vi thiệt hại đã gây ra, tự nhận khuyết điểm, có tinh thần cầu thị, tiếp thu ý kiến và mong muốn sửa đổi.
d) Người vi phạm có hình thức đền bù, khắc phục hậu quả hoặc được sự chấp thuận của bị hại xin ân xá, giảm tội.
e) Người vi phạm có nhiều thành tích, đã hoặc đang hoạt động tích cực trong Nhóm.
7. Quyền bào chữa
Trước khi ban quản trị đưa ra quyết định xử lý, phải tạo thảo luận online hoặc offline để những người liên quan thực hiện quyền bào chữa của mình. Nếu thấy nội dung quyết định chưa đúng với Nội quy Nhóm, người bị xử lý có quyền liên lạc đề nghị Trưởng Nhóm giải quyết. Quyết định của Trưởng Nhóm là quyết định cuối cùng.
8. Hành vi tự ý tranh luận sẽ gây ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết trong nhóm, làm tốn thời gian và phân tán nguồn lực của Nhóm, nhất là khi đang thực hiện một sự kiện. Một mâu thuẫn nhỏ, nếu không biết nhường nhịn, có thể bùng phát lớn, gây những ảnh hưởng tiêu cực hơn. Do đó, mọi mâu thuẫn nên được giải quyết bằng cách nhờ người phân xử, cụ thể là người có thẩm quyền cao nhất và gần nhất theo quyết định của Ban quản trị.
Lợi ích của Nhóm luôn phải được đặt lên hàng đầu. Bởi Nhóm toàn vẹn, phát triển tốt, đồng nghĩa với sẽ ngày càng đem lại lợi ích cho xã hội. Cho nên, sự hy sinh cái tôi của cá nhân là rất cần thiết. Cần phải có cái nhìn xa, nhìn rộng, không nên chạy theo cảm xúc cá nhân.
9. Nhắc nhở, là hình thức đề cập đến hành vi chưa phù hợp của thành viên, phân tích, khuyên nhủ nhẹ nhàng để thành viên hiểu được vấn đề. Sau đó, ra kết luận nêu rõ là “nhắc nhở”, đề nghị thành viên ấy rút kinh nghiệm.
10. Cảnh cáo, là hình thức đề cập đến hành vi phạm lỗi của thành viên, phân tích, khuyên nhủ để thành viên hiểu được vấn đề. Sau đó, ra kết luận nêu rõ là “cảnh cáo”, yêu cầu thành viên ấy rút kinh nghiệm.
Khi áp dụng các chế tài. Cần có thông báo rõ ràng trong: cuộc họp (nếu có), trong Group
8. Khai trừ khỏi nhóm
Chỉ trưởng nhóm có thẩm quyền áp dụng hình phạt này.
Thành viên có thể bị khai trừ khỏi nhóm nếu:
Tái phạm lỗi bất kì từ 04 lần trở lên.
Có hành vi được quy định phải khai trừ trong các văn bản Nội quy có hiệu lực của Nhóm.
Cung cấp sai lệch về thông tin cá nhân, điền bừa vào mẫu đăng ký thành viên.
Tội chống đối sự phân công công việc gây hậu quả trực tiếp đến chương trình đang thực hiện
Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
6. Khai trừ vĩnh viễn với thành viên dù đang hoặc đã từng phạm phải các tội:
a) Có hành vi, thái độ kỳ thị tập quán, văn hóa các dân tộc, các vùng miền. Kích động quần chúng, nhân dân, tuyên truyền sự chia rẽ sắc tộc, vùng miền. Thiếu tính đại đoàn kết các dân tộc Việt nam.
b) Tham ô tiền ủng hộ cho các cháu, tiền quỹ đi đường của các thành viên trực tiếp.
c) Có hành vi bạc ác đối với người già, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn đang cần được giúp đỡ.
d) Có hành vi lừa đảo, bóc lột tài sản, sức lao động của đồng bào.
e) Vi phạm pháp luật nước CHXHCNVN.

Điều 5. Một cá nhân sẽ phải rời đoàn đi trực tiếp khi:

1. Không đến tham gia buổi họp trước chuyến đi. Trừ khi đã xin phép và được trưởng đoàn chấp thuận.
2. Sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích trước và trong chuyến đi.
3. Đến muộn 30 phút so với thời điểm xuất phát. Trường hợp thời điểm xuất phát bị dời lại vì khâu chuẩn bị tốn nhiều thời gian, thì sau khi đoàn chuẩn bị xong, sẽ chờ thêm 15 phút, ai không đến kịp sẽ bị loại.
Ôm có việc đột xuất cần rời đoàn. Phải tự thảo luận với xế hoặc tự phải lo phương tiện (có báo cáo lại trưởng đoàn), tự chịu chi phí & trách nhiệm trên đường về.
Xế có việc đột xuất cần phải rời đoàn. Phải tự thảo luận với ôm (có báo cáo lại trưởng đoàn) và tự chịu chi phí & trách nhiệm trên đường về. Mỗi chuyến đi sẽ luôn cố gắng có 01 – 02 xế đi độc hành để dự phòng trường hợp này.
Trường hợp khác. Nếu đến muộn hoặc xin xuất phát sau, chỉ có thể được cho phép nếu thành viên thỏa mãn và đồng ý toàn bộ các điều kiện sau:
Được trưởng đoàn đồng ý.
Đây là chuyến đi chơi, không phải chuyến đi tổ chức chương trình.
Trưởng đoàn sẽ ước lượng thành viên dồn đoàn theo tốc độ trung bình, nếu về lý thuyết không kịp dồn đoàn thì không cho tham gia, tránh trường hợp thành viên vì áp lực mà đi quá nhanh, gây nguy hiểm.
Nộp thêm cho đoàn “tiền đợi” bằng với “tiền đến muộn” nếu là chuyến đi gần, gấp đôi “tiền muộn” hoặc hơn nếu là chuyến đi xa, tùy độ khó của việc đoàn phải chờ thành viên này.
Có thể đến kịp một địa điểm mà đoàn sẽ dừng nghỉ trên đường, trước khi đoàn xuất phát đến địa điểm tiếp theo. Sẽ có sự thống nhất về địa điểm và thời gian hẹn. Thời gian hẹn không được vượt quá 11 giờ đêm, nếu quá thì xe hoặc cá nhân kia có thể bị phạt thêm “tiền muộn”.
Nếu đi xe máy, xe dồn đoàn phải có xế và ôm là một cặp đã rất thân thiết, tự chịu trách nhiệm trên đường trong khi đang dồn đoàn.

Điều 6. Kỷ luật đi đường:

– Tất cả các xe phải đi đúng luật An toàn giao thông, duy trì đội hình, đi đúng tốc độ cho phép, đảm bảo khoảng cách giữa các xe 20 – 30m/xe. Tổ trưởng chốt xe tổ mình. Chú ý không vượt xe dẫn, không vượt giữa các xe, không tụt sau xe chốt. Đảm bảo tuyệt đối an toàn, đúng thời gian dự kiến. Tổ trưởng (trưởng đoàn) có trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở thành viên trong tổ mình, nếu xe nào không tuân theo yêu cầu thì không tham gia cùng đoàn nữa và tự chịu trách nhiệm.
Các ôm có trách nhiệm lưu số điện thoại của tổ trưởng, trưởng đoàn và các thành viên (đặc biệt là các ôm) để tiện liên lạc.
Nếu di chuyển bằng ô tô. Trưởng đoàn cắt cử người chăm sóc lái xe. Lo chu đáo cho lái xe về ăn, uống, ngủ nghỉ. Truyện trò với lái xe vì họ là người đang giữ tính mạng của cả đoàn đi.

Điều 7: Ứng xử chung

Các thành viên xưng hô đúng vai vế (anh, chị, em…) theo độ tuổi trong giấy khai sinh, trừ trường hợp đã thân nhau trước khi tham gia hoạt động.
Không đưa thông tin không thành thật, sai lệch về bản thân.
Tôn trọng quyền riêng tư. Không dò la, tìm hiểu về các mối quan hệ cá nhân của thành viên khác. Không lợi dụng tham gia nhóm để tiếp cận với một hoặc nhiều đối tượng nhằm những mục đích cá nhân.
Không được phép quay phim hoặc chụp ảnh nếu thành viên khác từ chối.
Không dùng ngôn từ tục tĩu hoặc xúc phạm thành viên khác.
Không tự ý lấy hoặc sử dụng đồ thuộc sở hữu của thành viên khác mà chưa được chủ sở hữu cho phép.
Có trách nhiệm bảo quản khi sử dụng đồ của đoàn đi hoặc mượn của người khác, đưa cho ai phải nhớ. Ai được giao giữ đồ dùng nào mà để mất hoặc làm hỏng thì phải đền 100% giá trị.
Nếu chưa được Tổ trưởng cho phép, không ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí… trong khi mọi người đang làm những công việc cần sự đóng góp của tất cả các thành viên.
Không tự ý hò hét, mở loa/đài, đốt lửa trại gây ảnh hưởng không gian chung.
Nghiêm cấm mất trật tự khi người khác phát biểu. Không tán gẫu, làm việc riêng khi nhóm đang tổ chức thảo luận hoặc cần sự tập trung. Nếu có việc riêng phải xin phép ra ngoài.
Giữ gìn sự nguyên trạng của môi trường và hệ sinh thái. Rác có tính chất khác nhau phải để vào những túi khác nhau.
Nếu không nhất trí trong cách làm việc, các thành viên không được tự ý tranh luận mà cần nhờ Tổ trưởng phân xử/sắp xếp và tuân thủ quyết định cuối cùng của người phụ trách.
Nếu có từ 80% thành viên phản đối quyết định của người phụ trách hoặc trưởng đoàn trong trường hợp tình huống ấy không có quy định khác thì đoàn phải tổ chức bình chọn để tìm ra giải pháp tối ưu nhất.
Nghiêm cấm những hành vi chia rẽ, nói xấu, bàn tán sau lưng gây ảnh hưởng đến tính đoàn kết, sự chặt chẽ và nhất quán của Nhóm.
Không vi phạm pháp luật Việt Nam.
Khi tham gia chương trình. Vì lý do đặc biệt Thành viên không muốn hình ảnh, tên của mình trên mạng thì phải thông báo sớm với trưởng đoàn để Trưởng đoàn thông báo đến các thành viên.

Điều 8. Nội quy khi tổ chức chương trình:

– TRƯỚC MỖI CHUYẾN ĐI, THÀNH VIÊN CẦN ĐƯỢC PHỔ BIẾN ĐỂ HIỂU RÕ NỘI DUNG TRONG CÁC VĂN BẢN SAU:
1. “Quy định tham gia chương trình”. Trường hợp chương trình có thêm quy định khác thì những quy định này phải được chuyển đến từng thành viên và yêu cầu thành viên đó đọc & hiểu nội dung yêu cầu.
2. “Quy định đi xe theo đoàn” nếu di chuyển bằng xe máy. Sau khi phổ biến, phải in và phát cho mỗi thành viên 01 bản, trừ trường hợp chuyến đi có quãng đường dưới 30km hoặc chỉ bao gồm sự tham gia của các thành viên đã am hiểu các quy định này.
– Để đảm bảo an ninh. Ôm chỉ liên lạc với xế theo số điện thoại của xế đã được ban tổ chức cung cấp. Xế chỉ gọi và đến đón ôm theo số điện thoại và địa chỉ của ôm đã được ban tổ chức cung cấp. Trường hợp xế/ôm có sự thay đổi thông tin (số điện thoại, địa chỉ) thì ôm/xế cần liên lạc với ban tổ chức để xác minh lại. Chỉ những thông tin đã được ban tổ chức xác minh mới được coi là chính xác và an toàn.
– Trước thời điểm tập trung để cùng xuất phát, các cá nhân phải tự chịu trách nhiệm cho việc di chuyển của mình, nếu xảy ra tai nạn thì tự giải quyết.
– Khi đến điểm tập kết. Trưởng, phó đoàn trực tiếp làm việc với địa phương. Các tổ trưởng chỉ đạo tổ mình tiến hành công việc đã được nhóm trưởng phân công theo kế hoạch.
– Sau khi trao quà hay sinh hoạt văn hóa. Nhóm tổ chức dọn vệ sinh sạch sẽ. Tổ chức ăn uống ngủ nghỉ hoặc về ngay tùy theo tình hình thực tế và phải được sự nhất trí của các viên trong ban lãnh đạo đoàn.
– Sau công việc chính. Nhóm có thể tổ chức đi tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, cột mốc biên giới… Nếu trường hợp chia nhóm. Trưởng đoàn chỉ định người phụ trách từng nhóm nhỏ đi về cho an toàn.
– Đi đến đúng giờ; Không tự ý rời tập thể; Cấm các cá nhân tự ý vào nhà đồng bào; Không được nói năng bừa bãi, nhại tiếng đồng bào; Không dùng một số từ có ý miệt thị đồng bào; Không lấy trộm, xin đồng bào bất cứ thứ gì; Mượn dụng cụ của đồng bào phải trả đầy đủ. Mất, hỏng phải đền. Bất kỳ cá nhân nào vi phạm kỷ luật sẽ bị mời ra khỏi đoàn.
– Các tổ và các thành viên tập trung hoàn thành sớm nhiệm vụ được giao, không được tự ý đi chơi, chụp ảnh… mà chưa hoàn thành. Các tổ trưởng chịu trách nhiệm từng mảng công việc có trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở các bạn. Khi hoàn thành việc của tổ mình có thể tham gia phụ giúp các tổ khác nếu họ chưa hoàn thành.
– Đảm bảo vấn đề vệ sinh tại nơi để đồ, nơi chuẩn bị làm chương trình, địa điểm tổ chức, ăn uống…
– Chụp ảnh: để tránh tình trạng lộn xộn và mất thời gian, yêu cầu khi cần chụp ảnh tư liệu các thành viên tập trung nhanh chóng ổn định vị trí chụp ảnh, chụp ảnh tập thể xong mới đến ảnh cá nhân.
– Khi tham gia chương trình các thành viên có quyền quyền ghi âm, ghi hình và lưu trữ riêng nhưng nghiêm cấm phán tán hình ảnh, lời nói không phù hợp của Nhóm cũng như của địa phương cũng như của chương trình đang tổ chức.

Điều 9: Nguyên tắc an ninh

– Nếu gặp người lạ, không tỏ ra đoàn đến đây mà không biết gì và không ai biết. Cần thể hiện đoàn được tổ chức chặt chẽ và có khả năng tự lo liệu mọi vấn đề, độc lập, tự chủ. Không nói chuyện quá vô tư về các vấn đề nội bộ, đặc biệt không phản đối hoặc nài nỉ trưởng đoàn trước mặt người lạ.
– Khi nghỉ ngơi, không nằm ngồi bừa bãi, thái độ rã rời… bởi nếu người ngoài nhìn thấy sẽ nhận định đoàn đã kiệt sức, tinh thần không cao hoặc thiếu kỉ luật.
– Không tùy tiện nhận đồ người khác cho ăn hoặc uống, mà phải được trưởng đoàn, tổ trưởng cho phép. Bởi một là chưa chắc đồ ăn/uống này an toàn; hai là không phải mọi sự giúp đỡ đều miễn phí, có những thứ tuy không nói trước, nhưng dùng xong phải trả tiền trực tiếp hoặc gián tiếp.

Điều 10. An toàn cho thành viên khi kết thúc chuyến đi.

– Tất cả các thành viên phải nhắn tin đến Nhóm chát của đoàn đi trên Messenger hoặc Zalo của đoàn đi trực tiếp để thông báo đã về đến nơi an toàn. Trên đường về, nếu gặp tình huống khẩn cấp, cần nhóm hỗ trợ thì gọi đến số điện thoại của trưởng và/hoặc phó đoàn.
– Xế có trách nhiệm đưa ôm về nhà
– Xế phải tận mắt nhìn thấy ôm đã đi vào nhà mới được quay xe.
a) Xế và ôm đều phải cam kết sẽ đi đúng đường và đưa ôm về nhà ngay lập tức, không dừng chân trên đường với bất kì lý do nào (ăn đêm, mời uống nước, tạm nghỉ tại nhà trọ hoặc khách sạn…), trừ trường hợp đôi bên có mối quan hệ tình cảm công khai hoặc là người nhà, họ hàng.
b) Nếu không có chỗ ngủ thì gọi điện báo với trưởng đoàn.

Điều 11: Giải quyết sự cố phát sinh, trường hợp khẩn cấp

– Nếu xảy ra bất kì sự cố nào trong chuyến đi, tùy tình huống để xử lý, nguyên tắc chung là các thành viên phải bình tĩnh, cố gắng giải quyết tình cảm trong mọi trường hợp.
– Nếu trưởng đoàn gặp sự cố không thể lãnh đạo đoàn, phó đoàn sẽ đảm nhiệm vị trí của trưởng đoàn, trừ trường hợp trưởng đoàn có quy định khác. Nếu phó đoàn không thể lãnh đạo, thành viên có chức vụ cao nhất trong Ban quản trị (BQT) Nhóm sẽ chịu trách nhiệm lãnh đạo, chức vụ tương đương thì ưu tiên người lớn tuổi hơn. Nếu không có thành viên BQT tham gia chuyến đi, cần bỏ phiếu công khai để quyết định người sẽ đảm nhiệm vị trí trưởng đoàn.
– Khi đoàn có người bị đau/ốm.
1. Các thành viên không có chức năng cần trật tự, bình tĩnh, đứng tránh ra xa người bị đau/ốm để tạo không gian thoáng đãng, tránh gây cảm giác ngột ngạt và áp lực về tâm lý, đồng thời để tạo điều kiện cho những người có chức năng thực hiện công tác cứu chữa được nhanh chóng.
2. Nếu có bệnh viện hoặc trạm y tế thì cần đưa vào khám, nhưng nếu người bị đau biết rõ cơn đau rồi sẽ qua (vì từng bị vài lần), tình trạng cơn đau kiểm soát được và đề nghị không cần khám thì đoàn có thể cân nhắc. Nhưng chắc chắn phải cho dùng thuốc cần thiết, nếu đoàn không có thì tìm hiệu thuốc.
3. Nếu có xe khách hoặc taxi và tình trạng người bị đau/ốm đi xe ô tô sẽ tốt hơn thì gửi lên xe, kèm thêm 01-02 thành viên tình nguyện hoặc do rút thăm cùng lên xe để hỗ trợ. Sau đó đoàn tiếp tục chương trình.
4. Nếu người đau/ốm phải đi xe máy với tốc độ chậm, trong khi đoàn phải về sớm và không quá cần sự có mặt của trưởng đoàn, sắp xếp cho phần còn lại của đoàn đi trước. Trưởng đoàn ở lại trong nhóm đi chậm và chịu trách nhiệm xế người bị đau/ốm, phải có từ 01-02 xe xung phong ở lại cùng trưởng đoàn để: có xe dự phòng trong trường hợp người đau chuyển biến xấu, xe trưởng đoàn bị hỏng hoặc trục trặc; có xe chạy đi tìm hiệu thuốc, tìm taxi tư nhân hoặc xe tải nhỏ, đứng vẫy đi nhờ xe ô tô trên đường, tìm phòng khám… ở các khu dân cư.
5. Nếu có các tình huống thuận lợi như: ban ngày, tình trạng người bị đau/ốm không có nguy cơ chuyển biến xấu, đường đi thường xuyên qua khu dân cư. Đồng thời, đoàn đông và cần trưởng đoàn dẫn để đảm bảo an toàn hoặc trưởng đoàn phải đi trước, thì trưởng đoàn cần tuyển chọn từ 02- 03 xe ở lại hỗ trợ người đau/ốm và dẫn đoàn đi trước.
– Cần thống nhất cách báo tin đến trưởng đoàn về nếu bị lạc, hỏi người dân xung quanh (nếu có) để báo địa điểm hoặc chỉ nhờ họ chỉ đường đi đến địa điểm dừng nghỉ của đoàn đi hoặc địa điểm tạm dừng nghỉ khi trưởng đoàn quyết định khi nhận được tin báo từ bạn bị lạc.
– Nếu có thành viên bị mất tích trong chương trình leo núi, không thể liên lạc bằng điện thoại, tổ chức đoàn đi tìm như sau: Đi theo tốp ít nhất 03 người trong đó phải có ít nhất 01 nam, đem theo ít nhất 01 đèn pin/tốp cho dù là ban ngày để soi vào những khe/hốc đá, góc tối khác, đồng thanh hô tên người cần tìm. Các tốp tìm kiếm phải ngầm phối hợp, không hô loạn xạ, sau mỗi lần hô thì im lặng một lúc để lắng nghe tiếng đáp lại.
– Trường hợp cần rời hoặc tạm rời đoàn
1. Nếu thành viên gặp một trong các “trường hợp khẩn cấp” sau thì phải nghỉ lại một điểm hoặc chờ đoàn dưới núi:
a) Gặp vết thương hở hoặc va đập mạnh ở những vùng khiến sự vận động bị giới hạn gây nguy hiểm, hoặc nếu vận động nhiều sẽ có nguy cơ làm vết thương thêm mất máu, biến chứng.
b) Tụt huyết áp, choáng váng, bệnh tật khiến không thể đi tiếp.
2. Điểm thành viên phải tách đoàn để nghỉ ngơi, nghỉ nhờ chỉ được coi là an toàn nếu đáp ứng một trong các tiêu chí:
a) Lãnh đạo đoàn đánh giá thành viên bị đau/thương không nặng, không mất nhiều máu, chắc chắn sẽ luôn tỉnh táo, đồng thời đã quen thuộc đến những nơi như thế này, hoàn toàn tự lo được. Địa bàn không có nguy cơ về mặt an ninh, nơi nghỉ lại là thành phố, thị trấn hoặc nơi có đông người dân.
b) Nơi nghỉ lại là chùa, nhà của cán bộ thôn/xã, đồn công an, đồn biên phòng, doanh trại quân đội, nhà người thân quen của thành viên đoàn, xung quanh luôn có người qua lại.
c) Có ít nhất 01 thành viên trong đoàn tình nguyện ở lại cùng để hỗ trợ.
3. Nếu nơi nghỉ ngơi, nghỉ nhờ không đáp ứng đầy đủ một trong các tiêu chí trên, đoàn cần tìm ra ít nhất một bạn nam tình nguyện ở lại để hỗ trợ người đau ốm. Trường hợp không có ai tình nguyện thì rút thăm. Những thành viên sau không cần tham gia rút thăm theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp: Trưởng đoàn (1); Phó đoàn (2); Chuyên gia y tế (3); Người dẫn đoàn (thông thạo địa bàn) (4); Người liên lạc (nếu điểm sắp đến cần họ gặp gỡ những người cụ thể để làm việc) (5); Người đau ốm nhẹ hoặc cần chăm sóc khác (6).